Thế
kỷ thứ Nhất và thế kỷ thứ Hai
Khai sinh của một hàng ngũ
giáo dân
Chương
I
Thời
vàng son, khi không có giáo sĩ,
cũng không có giáo dân
Trước hấp lực của ánh sáng thời
sơ khai của Giáo Hội, giáo dân có thể cảm thấy say sưa choáng váng bởi một vài
chân lý. Nhưng, như thân phận "hồn bướm mơ tiên", say sưa đến gần
ngọn đèn đang cháy sáng, mãi bay lượn nhỡn nhơ không khéo có lúc phải cháy rụi
đôi cánh mình. Ánh sáng não nề và ác độc chăng! Khi quay trở về nguồn, người
kitô hữu sớm nhận ra rằng trong Tân Ước không tìm thấy dấu vết nào
về giáo dân, cũng không có từ ngữ đó ở trong ấy! Lại cũng chẳng có dấu vết của
bất cứ một thực thể nào giúp ta du di, đối chiếu được với sự kiện giáo dân ngày
hôm nay! Mặt khác, phần nhiều những yếu tố ngày nay giúp ta định nghĩa giáo dân
như một hàng ngũ cá biệt, thì lại không thấy có ở trong những bút ký của Tân
Ước; chưa kể đến việc Tân Ước minh nhiên nói ngược lại tính cách phân loại nầy.
Đức
Kitô, Thầy Cả Thượng phẩm
và sự chống đối hàng giáo
sĩ của Chúa Giêsu.
Đức Kitô đã tự đặt mình lên trên
tất cả những gì có thể dẫn đưa đến việc chia phân, xếp loại hoặc tạo ra sự bất
bình đẳng giữa những người được Thiên Chúa mời gọi, trong bối cảnh xã hội Do
thái đương thời. Ngài khước từ những tiền kiến cố hữu của xã hội đến nỗi gây
nên tình trạng ngỡ ngàng khó chịu; Ngài chung bàn ăn với người Publicanô, giao
thiệp với người Samaritanô, chuyện trò với những phụ nữ có tai tiếng, dám lên
tiếng trước giáo quyền đương thời đến độ có thể nguy cơ đến tính mạng. Làm sao
một thái độ như thế lại có thể dẫn đưa Ngài thiết lập trong tương lai những
giai cấp kitô hữu khác nhau được? Và quan trọng hơn hết, phải chăng Đức Giêsu
có thể được xem như người chống báng lại giáo quyền trong khuôn khổ của xã hội
Ngài đang sống? Còn có gì cao hơn hoặc khác lạ hơn thế chăng?
"Nếu Đức Giêsu lại ở trong
thế gian, thì hẳn Ngài cũng không có chức Tư tế, bởi đã có những người tiến
dâng lễ vật chiếu theo Lề luật" . Thư gửi tín hữu Do Thái đã cho
chúng ta biết như vậy, nhưng cũng chính thư đó, lại minh định rằng Đức Kitô là
Thầy Cả Thượng phẩm duy nhất trên trời. Thật vậy, Đức Giêsu "sinh tự dòng
dõi Giuđa, một dòng họ mà Môisen bàn về Tư Tế đã không nói gì đến" , như thế
Ngài đứng bên ngoài khuôn khổ của sự phân cách hàng tư tế với giáo dân. Đúng
thế, Ngài giảng dạy trong các nhà hội , ăn uống
với những giáo dân đạo đức, những người Pharisiêu chẳng hạn , nhưng
việc đó không ngăn trở Ngài khiển trách ngay những người Pharisiêu đó, và những
Luật sĩ đã cất đi chìa khóa mở đường hiểu biết . Ngài dạy
trong Đền Thánh, nhưng cũng chính nơi đây, Đức Giêsu đã một lần xử dụng bạo
lực: chính Ngài đã đánh đuổi con buôn ra khỏi Đền Thánh nầy . Và khi
đội ngũ cao cấp nhất của hàng tư tế và giáo dân, khi những Thầy cả Thượng phẩm
và những bậc niên trưởng trong dân hội lại để chất vấn Ngài."Bởi quyền lực
nào mà Ông làm điều đó?" Ngài từ chối trả lời và đã bắt họ trở về tự vấn
lại lương tâm .
"Hãy coi chừng những Luật sĩ ưa lui tới xum xoa phẩm phục, ưa được cúi
chào trong các công trường, ưa chiếm chỗ cao trọng trong các yến tiệc" . Lời nhắn
nhủ đó phải chăng phải được xem như lời giáo huấn "có tính cách chống báng
lại giáo quyền?" Ở đây cũng nên ghi nhận thêm rằng những Luật sĩ, những
nhà thông thái thường là giáo dân chứ không thuộc hàng giáo sĩ, và họ cũng có
thể xuất thân từ hàng dân giã thông thường. Trở thành Luật sĩ hẳn là một dịp
may để ngoi đầu lên khỏi giai cấp cố hữu của mình. Chúng ta có một thí dụ điển
hình là chuyện ông Hillel, xuất thân là người hành khất, đã trở thành một trong
những bậc thầy nổi danh nhất của Israel. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng các luật
sĩ không hẳn luôn luôn thù nghịch chống lại Đức Giêsu. Theo các thánh sử Maccô
và Matthêu, chúng ta biết được rằng một vài luật sĩ đã có thể trở lại theo Đức
Kitô . Thực ra,
Đức Giêsu không nhằm chống đối hay bênh vực giới giáo dân hay hàng ngũ giáo sĩ
đương thời, và cũng không chống đối hay bênh vực một giai cấp xã hội nào. Tiên
quyết, Ngài thống mạ các thái độ và chối bỏ tất cả những quyền lực của con
người trần thế tự cho là tuyệt đối, dù quyền lực đó phát sinh do phú quí, do lễ
nghĩa hay là do chính cả tài trí của con người, "và người ta đã hết sức
ngạc nhiên về lời giảng dạy của Ngài, bởi vì Ngài giảng dạy như người có quyền
năng và không phải như các luật" .
Cộng
đoàn lý tưởng:
Tình huynh đệ và việc để
chung của cải
Thời các thánh Tông đồ Công vụ
nhấn mạnh một cách tích cực tình trạng không giai cấp, không chia phân ở bên
trong các cộng đoàn kitô hữu. Để mô tả những nhóm nầy, sách Công Vụ nhấn mạnh
đến việc cộng thông hài hòa giữa các phần tử khác nhau: "Đám đông tín hữu chỉ có một tấm lòng, một linh hồn. Không ai còn
nói cái gì mình có là của riêng mình, nhưng giữa họ với nhau, tất cả là của
chung" .
Một vài thủ bản còn muốn nhấn mạnh thêm "Đám
đông tín hữu chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, và giữa họ với nhau không có
một sự phân biệt nào cả", hoặc một sự "cách ly", "để
riêng của cải" nào. Ngay nơi những người mới trở lại, cũng thấy có sự nhấn
mạnh đến sự hiệp nhất nầy: "Họ tỏ ra
chuyên chú học hỏi lời giáo huấn của các Tông đồ, trung thành với sự hiệp thông
huynh đệ, với công việc bẻ bánh và cầu nguyện" . "Tất cả các tín hữu cùng nhau góp tất
cả của cải làm thành của chung: Họ bán đất đai, nhà cửa và của cải và chia cho
nhau của bán được tùy theo nhu cầu của mỗi người" . Không có
gì cho thấy cộng đoàn lý tưởng phân cấp về mặt siêu nhiên. "Những tín
hữu" tất cả đều được xử đối bình đẳng với nhau.
Sách Tông đồ Công vụ cho chúng
ta hay là chính tại Antiochia, các môn đồ lần đầu tiên nhận danh hiệu "Kitô
hữu" .
Lúc ban đầu, từ ngữ đó dường như đã không được chính những người kitô hữu xử dụng
bao nhiêu. Họ tự nhận mình là "môn đồ" , hoặc
"tín hữu" một cách
đơn giản như vậy thôi. Điều làm cho người ngày nay ngỡ ngàng và có lẽ khó chịu
hơn cả, là thói quen xưng hô nhau bằng "thánh"do các người tín hữu
đầu tiên. Họ gọi nhau như thế, một cách hồn nhiên, không chút lưu tâm đến hình
thái, cấp độ của sự "thánh thiện" đó. Sách Tông đồ Công vụ cũng như
các thư của Thánh Phaolô cho ta nhiều thí dụ về cách xưng hô nầy. Không phải
chỉ là cộng đoàn Giêrusalem là cộng đoàn "thánh"mà thôi, mà còn có
các thánh ở La Mã , ở
Corinthô, và ở cả toàn vùng Achaia . Sự
"thánh thiện"chứa chan trong toàn cộng đoàn và lan tràn đến con cái -
dù chỉ một trong hai thân là kitô hữu . Không có
giáo dân trong giáo đoàn đó, bởi lẽ tất cả đều được gọi làm thánh. Tất cả đều
là đồng hương, đồng cư của các thánh và quyền
công dân thánh đó vượt lên trên, bức bỏ những biên giới của quốc gia, đô thị
cũng như của các cộng đoàn địa phương lúc bấy giờ. Khi biên thư cho giáo đoàn
Corinthô, thánh Phaolô gửi đến "những kẻ đã được thánh hóa trong Đức Giêsu
Kitô, đã được gọi làm thánh cùng với bất cứ những ai, dù ở nơi đâu, khi họ kêu
tên Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi, Chúa của họ và của chúng ta".
Dân
được chọn, dân của hàng Tư tế?
Chỉ có một Chúa, một sự tuyển
chọn, một sự thánh thiện. Nơi những kẻ thừa kế (klèronomoi) của lời hứa ban cho
Abraham "không còn có Do Thái hay Hy
Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà" . Klèros
trong nguyên tự Hy Lạp nhằm chỉ là số, dụng cụ dùng để bắt thăm. Nghĩa rộng, từ
ngữ này được dùng để chỉ số trúng, phần hưởng được trong cuộc bắt thăm, dầu cho
số trúng đó có tính cách vật chất (như một phần gia sản, đất đai, ruộng vườn
nhằm lập cư) hoặc nó là một qui chế hay trách vụ xã hội. Cũng vì thế mà sau khi
rút thăm, Matthias sẽ nhận klèros lá số của vị tông đồ thứ mười hai bị khuyết
và sẽ thay chân Giuđa. Nhưng ngoài số "trúng" hoặc những trách vụ cá
biệt, còn có một số trúng chung cho tất cả những môn đệ của Đức Kitô.
Trong thư gửi giáo đoàn Colôsê,
thánh Phaolô nói đến "klèros của các thánh" (=phần số chung cho kitô
hữu) . Sách
Công vụ, qua lời thánh Phaolô, đã hai lần nhắc lại từ ngữ "gia
nghiệp" (klèronomia) khi nói đến (tất cả) những người được thánh hóa . Kitô hữu
đã được tái sinh bởi Đức Kitô "để
hưởng gia nghiệp không hư nát, không tì ố và không bị héo tàn" . Thánh
Phaolô nói với cộng đoàn Galata: "Nếu
anh em thuộc về Đức Kitô, anh em phải là hậu duệ của Abraham, người thừa kế (klèronomoi) theo như lời hứa" . Nơi kitô
hữu, vinh dự "kẻ được tuyển lựa"là vinh dự được chia ban tràn đều hơn
cả. Trong Đức Kitô, kitô hữu đã được "tuyển chọn riêng ra"
(klèronomoi), được chỉ định từ trước . Thánh
Phaolô ý thức sâu xa rằng việc tuyển chọn nầy trói buộc những kẻ được Thiên
Chúa tuyển chọn "các thánh của Ngài, những kẻ Ngài sủng ái" (Galata
2,12) phải sống xứng đáng , nhưng
việc Thiên Chúa tuyển chọn kitô hữu lại được thánh Phaolô đặt trước việc tạo
dựng nên thế gian . Ở đây
không nhằm phân biệt ơn gọi với sự tuyển chọn, cũng không nhằm tìm xem rồi ra
ai sẽ được hưởng gia nghiệp Vương quốc đời đời của Thiên Chúa, nhưng chỉ muốn
nhắc đến tình cảm sống động nơi kitô hữu khi cùng nhau trở thành kẻ thừa kế
chung của Đức Kitô, và đồng thời từ đó cấu thành một số mệnh đặc biệt ngay khi
được ấn dấu bởi Chúa Thánh Thần, Đấng ban lời hứa. Đây vừa là một nền Thần học
về ân sủng, lại vừa là một tình cảm trong việc thông dự vào một nhóm, là tuyến
lộ của một đường ranh giới, và điều biện minh cho việc thông dự vào số mệnh đặc
biệt đó, hẳn không phải là một chức vụ nào trong việc điều hành, hoặc quản trị,
cũng không phải là một cấp độ khả quan trên đường thánh thiện, cũng không phải
là một công trạng đặc biệt nào, nhưng là việc thông dự vào dân Chúa. Câu hỏi
đặt ra là bởi ai, "klèros" số mệnh nầy được cấu thành? Thư thứ nhất
của thánh Phêrô trả lời rằng không phải do những kẻ niên trưởng có phận sự chăn
dắt đoàn chiên, nhưng do chính đàn chiên đó .
Kitô hữu, là Vua, là Tư
tế, là Tiên tri
Trong Tân Ước, từ ngữ
"klèros" lại được áp dụng cho toàn dân Chúa (peuple fidèle), chứ
không dành riêng cho những thừa tác viên. Còn danh từ thường dùng trong Do thái
giáo và trong truyền thống thế giới ngoại giáo, nhằm để chỉ các vị Thầy cả, Tư
tế = hiéreus, thì trong Kitô giáo, những sự kiện rõ rệt cho thấy có một sự khác
biệt rất xa: Không bao giờ chữ nầy được áp dụng cho các thừa tác viên, nhưng
chỉ áp dụng cho Đức Kitô hoặc cho toàn cộng đoàn dân Chúa . Một lần
nữa, thư thứ nhất của thánh Phêrô giúp ta có bản văn minh nhiên nói về đề tài
nầy: "Anh em (những tín hữu), anh em
là một giống dân được tuyển chọn, một hàng Tư tế Vương giả, một dân tộc thánh,
một dân mà Thiên Chúa đã dành riêng cho Ngài ... "Tín hữu phải sẵn sàng
xây dựng tòa nhà thiêng liêng, "thành hàng Tư tế thánh thiện, nhằm tiến
dâng những lễ vật thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa bơi "Đức Kitô"
. Là kẻ
đồng bào, đồng hương với các thánh, kitô hữu là Nhà của Thiên Chúa, một đền
thánh (Eph 2,20-22), một nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Thần. Thánh
Phaolô khuyến khích họ hãy thờ phượng Chúa bằng nghi lễ thiêng liêng (Rom
12,1). Đức Kitô đã khai mở một đường lối mới qua bức màn che (Heb 10,20): Có
nghĩa rằng, những ai đã được thánh tẩy trong Đức Kitô đều được gọi để theo Ngài
đi sâu vào nơi cực thánh của đền thờ, hầu dâng lên Thiên Chúa một sự phụng thờ
linh thiêng, và đó là sự phụng thờ chân thật.
Chức vụ Tư tế, vị Tư tế thực sự
chỉ dành cho Đức Kitô, chính Ngài thông ban điều đó cho tất cả kitô hữu. Trong
những cộng đoàn của thế kỷ đầu tiên, không có một chức vụ tư tế độc lập được
hành xử bởi một hàng ngũ hay một thừa tác viên đặc biệt. Tân Ước không cho thấy
có một hàng ngũ giáo dân, nhưng một dân, một dân thánh, một dân được tuyển
chọn, một dân riêng, một klèros toàn thể cùng hành xử một chức Tư tế Vương giả,
kêu gọi mỗi người trong cộng đoàn phượng thờ Thiên Chúa bằng một nghi lễ chân
thực trong tâm linh. Đi tìm một nền thần học về hàng ngũ giáo dân trong các văn
bản Tân ước là việc làm hoài công: sẽ không tìm ra giáo dân, cũng như linh mục
theo nghĩa con người cá biệt cụ thể như ngày nay người ta thường hiểu. Phần gia
nghiệp còn giữ lại tình trạng chưa phân ly ở giữa những người thừa kế, dân Chúa
sống ơn gọi làm người tín hữu trong hình thức tập đoàn, số mệnh mà Thiên Chúa
đã hứa cho dân Ngài từ Abraham, và đã ân ban cho họ trong Đức Kitô, không phải
là một đối vật để chia phần. Những kỳ mục, những bậc niên trưởng nầy, hẳn không
có tên là linh mục, không nhằm quản lý phần số gia nghiệp nầy như đấng bậc làm
chủ, làm thầy, nhưng các vị ưu lo làm sao trở nên gương mẫu giúp cho
"klèros"dân riêng của Chúa sống đúng thân phận mình như là một dân
được tuyển chọn.
Bổ
sung cho nhau các ơn thánh.
Cùng
chung mang một chức tư tế, một ơn gọi duy nhất để nên thánh, một sự tuyển chọn
mà thôi, nhưng sự kiện đó lại không ngăn cản tình trạng đa biệt của các ơn
thiêng liêng. Đối với những người đã chịu phép thánh tẩy, ơn được nói những điều
thông thái, khôn ngoan, những chân lý đức tin, ơn chữa lành bệnh hoạn, quyền
được phép làm phép lạ, ơn được nói nhiều ngôn ngữ, ơn giảng giải Lời Chúa , tất cả
đều là những sự kiện khả dĩ biểu lộ việc Dân Chúa được tuyển chọn. Những ơn đặc
biệt đó đều đã xảy đến và được thừa nhận trong cộng đoàn, nhưng chúng chỉ nhằm
phục vụ công ích và sự tương liên, nối kết tất cả anh em lại với nhau.
Bên cạnh
những kẻ được ơn nầy ơn kia đặc biệt như thế, phải chăng còn có một lớp người
tín hữu bình thường, thụ động? Có lẽ có tình trạng đó; ta thử đọc lại các thư
thánh Phaolô khi ngài nói đến những người có ơn nói tiếng lạ, như sau:
"Nếu con chỉ chúc tụng Chúa trong tâm trí con, làm sao người đang ở trong
hàng ngũ của kẻ phàm phu (idéotes) đọc được "Amen" tiếp theo lời tạ
ơn của con, bởi người đó không biết con đang nói cái gì? Dường
như việc đó đã xảy ra trong bối cảnh buổi hội của anh em kitô hữu . Sự
kiện những người phàm phu nầy chiếm một chỗ riêng trong buổi hội có thể cho
thấy rằng tình trạng đó rất phổ quát và được chính thức chấp nhận. Theo văn bản
của bức thư thứ nhất gửi giáo đoàn Corinthô 11,6, thánh Phaolô tự coi mình như
tầm thường (idiotes) trong tài hùng biện, nhưng không phải tầm thường trong
việc hiểu biết; thì trái lại trong cũng chính bức thư đó, đoạn 14, chữ
"idiotai" lại ngụ ý chỉ những kẻ phàm phu, nghĩa là người thường, nói
một cách chung chung. Như thế, những kẻ phàm phu "idiotai" nầy là ai
mà chiếm một chỗ riêng và chỉ biết trả lời "Amen" Phải chăng đó là
những cảm tình viên chưa trở lại? Những kẻ dự tòng? Hoặc họ chỉ là những tín
hữu thông thường không được ơn gọi gì đặc biệt; và như thế phải chăng ta có
quyền liên tưởng đến việc cho rằng họ là những kẻ đầu tiên manh nha hàng ngũ
giáo dân, khi ta định nghĩa giáo dân như người không có chức vụ gì đặc biệt
trong việc thờ phượng? Cũng có
thể là như thế. Phải chăng chúng ta cũng đã được nhắc nhở rằng không phải mọi
người đều làm phép lạ và có ơn chữa lành bệnh tật, không phải ai cũng nói được
tiếng lạ và giảng giải Lời Chúa ?
Thật ra,
tất cả những ơn đó được ban cho để qui hợp anh em, để xây dựng sự triển nở
chung, và tùy vào lợi ích của cộng đoàn mà những ơn nầy được phân cấp. Đây
không phải là việc phân cấp dựa trên quyền hành hay tình trạng thánh thiện,
nhưng đây chỉ là sự sắp xếp nhằm chu toàn công cuộc phục vụ. Khi không có ai
giải thích lời Chúa, những kẻ có ơn nói tiếng lạ có thể tự nói với mình hoặc
hàn huyên với Thiên Chúa bên trong tâm hồn mình, trong trường hợp nầy ơn riêng
của họ không còn quan trọng chi cho cộng đoàn. Nếu thánh Phaolô có cho rằng một
vài ơn cao hơn các ơn khác, và nếu ngài có phân biệt trước hết là các Tông đồ,
thứ đến các Tiên tri, thứ ba các người thông thái, sau đó là các phép lạ, ơn
chữa bệnh tật, ơn trợ giúp, ơn điều hành cai quản và sau hết ơn nói tiếng lạ , tất cả
cũng chỉ dựa vào công việc phục vụ mà các ơn ích trên đem lại trong việc xây
dựng cộng đoàn. Và cũng chính vì trong thâm tâm ngài, chỉ có thể có một hệ cấp
là hệ cấp nhằm phục vụ, nên ngài mới đưa Đức ái lên trên tất cả các ơn ích .
Một lần
nữa, ta thấy lại tính cách nghịch thường
trong Kitô giáo: Ơn thiêng liêng phổ quát nhất, khó định nghĩa nhất mà kẻ thụ
hưởng lại không vì thế được ban cho một địa vị, chức vụ, một qui chế, một sự
nhìn nhận đặc biệt nào trong cộng đoàn, ơn đó lại được đặt lên trên tất cả các
ơn khác. Những kẻ được các ơn cá biệt lại không được quên điều nầy. Người nói
tiên tri, cũng như kẻ phục dịch, người giảng dạy cũng như kẻ ủi an, người bố
thí cũng như kẻ lãnh đạo hoặc kẻ làm việc từ tâm: Tất cả phải tránh tự mãn kiêu
căng, bởi lẽ tất cả là chi thể của nhau (Rom 12). Việc phải bổ sung cho nhau
những ơn đặc biệt, việc chung mang trách nhiệm trong ân sủng của Chúa, đã được
thư thứ nhất của Thánh Phêrô đặt thành nguyên tắc, mà không cần dùng đến lối so
sánh thông thường qua hình ảnh các chi thể của thân xác: "Mỗi người tùy vào ơn riêng nhận được, anh em hãy sẵn sàng phục vụ
nhau, như những người quản lý tốt chu toàn một ân sủng đa biệt (une multiple
grâce) của Thiên Chúa" (1P 4,10).
Tình trạng đa biệt của các chức vụ.
Các Tông
đồ mười hai vị, bảy vị, các tiên tri và các nhà thông thái, các vị ghi chép,
chú giải Phúc âm, các mục tử, các vị niên trưởng, các chấp sự và các giáo
chủ..."Những tước vị đa biệt được liệt kê trong Tân Ước đáng làm ta ngạc
nhiên. Nhưng tước vị có luôn thiết định chức vụ hay không? Thư thứ nhất gửi cho Timothê
nói đến "những ai ao ước nhận rách nhiệm giáo chủ"(1Tim 3,1); nhưng
trong thư đó cũng lại cho ta thấy có "những vị niên trưởng hành xử toàn
hảo việc lãnh đạo ... nhất là những vị đã khó nhọc để loan báo Tin Mừng và
thuyết giảng". Như vậy các chức vụ của các vị niên trưởng có thể rất đa
biệt. Trong thư gửi giáo đoàn Roma;
khi liệt kê nào là những kẻ nói tiên tri và những kẻ phục dịch, những kẻ ủi an,
những kẻ giảng dạy, những kẻ ban phát của cải, những kẻ lãnh đạo hoặc những kẻ
làm việc từ tâm (Xem Rom 12), thánh Phaolô muốn nói đến ai đây? Tại sao tước vị
của họ lại không được nêu lên, phải chăng vì phận vụ phải làm quan trọng hơn
tước vị? Cũng tương tự như thế, trong thư
thứ nhất gửi giáo đoàn Thessalonica, những kẻ lao nhọc ở giữa anh em kitô
hữu, những kẻ cầm đầu cộng đoàn trong Chúa và những kẻ sửa dạy răn đe, những kẻ
đó là ai? Ngay cả trong những thư Mục vu,
dầu việc mô tả tình trạng tổ chức của Giáo Hội đã đạt đến giai đoạn khá qui mô,
chúng ta biết được gì về Timothê? Timothê là con của Phaolô trong đức tin (1Tim
1,2; 2Tim 1,2), ngài phải là một người đầy tớ tốt lành của Đức Giêsu Kitô
(diakonos) và là một môn đồ trung thành với đạo lý lành thánh (1Tim 4,7), ngài
có được một ơn siêu nhiên ban xuống cho ngài nhờ lời tiên tri với việc đặt tay
của hàng niên trưởng (1Tim 4,14), Ngài chắc hẳn phải hành xử những trọng trách
điều hành (1Tim 5) và giảng dạy (1Tim 6), hẳn Ngài cũng phải thi hành công việc
của kẻ rao giảng Phúc âm và chu toàn thừa tác vụ của Ngài (diaconia) (2Tim
4,5). Như vậy Ngài có phải là Tông đồ vì có tương giao với thánh Phaolô chăng?
Ngài là người chú giải Phúc âm, là tiên tri thể theo ơn siêu nhiên ban cho
ngài? Là niên trưởng vì đã được đặt tay? Là giáo chủ vì chức vụ chăn dắt? Là
nhà giảng thuyết dựa vào chức vụ giáo huấn?- Tác giả của các bức thư Mục vụ đã không gán cho ngài một
tước hiệu nào trong các tước hiệu vừa nêu. Thế thì ... thế thì có nghĩa rằng
công tác phải chu toàn và phong cách phải chu toàn công tác, việc phục vụ cộng
đoàn, đáng được lưu ý hơn tước hiệu rất nhiều. Dĩ nhiên Timôthê không phải là
bất cứ ai, cũng không phải là một kitô hữu bình thường, nhưng trước hết ngài
phải là người anh em đối với cộng đoàn kitô hữu và là cộng tác viên của Thiên
Chúa (1Thes. 3,2).
Công tác
phải chu toàn là điều đáng kể hơn cả; và nếu dần dà xuất hiện ý tưởng đòi buộc
một vài thành phần của cộng đoàn phải trở nên toàn hảo hơn (giáo chủ - trong
thư thứ I - Tim 3,2) và xứng đáng hơn (chấp sự - 1Tim 3,8), thì không phải mục
đích là nêu lên tước vị, ngụ ý nói đến việc tham dự vào một phẩm cấp biệt đãi,
nhưng là kêu gọi việc thực hiện công tác lành thánh (1Tim 3,1), tự nó đòi buộc
một vài phẩm cách cần phải có.
Những
công tác của nữ giới trong cộng đoàn tiên khởi
Chính
các phụ nữ vào thời tiên khởi của Giáo Hội - và có lẽ đó cũng đã là một dấu chỉ
cho tương lai - minh chứng tính cách khả phân của chức vụ, qui chế và tước vị
trong Giáo Hội.
Nếu ai
muốn tìm trong Tân Ước những thí dụ về thừa tác vụ dành cho nữ giới, họ sẽ lưu
ý ngay đến mục nói về các bà góa trong thư
thứ nhất gửi Timothê. Thực ra, trong trường hợp các bà góa, trước hết phải
coi đây như một qui chế được biện minh bởi một tình trạng cá biệt: tình trạng
cấp bách. Người đàn bà góa thật sự trước hết phải là người không còn có một gia
đình nào khác để họ trông chờ sự giúp đỡ (1Tim 5,3-5). Những bà góa phải tự tỏ
ra hết sức chính đính; nhưng ở đây ta cũng không rõ yêu sách nầy phải là một
đòi hỏi đương nhiên do qui chế đặt ra, hay chỉ là mức độ lý tưởng nêu lên để
đương sự hướng đến. Chức vụ của bà góa cũng không thấy có gì độc đáo, khác
thường: bà phải ngày đêm chuyên cần cầu nguyện. Người ta cũng nhắc đến những
công tác khác liên quan đến cuộc sống bà góa: là phải nêu gương đạo hạnh, dạy
dỗ con cái, làm việc cứu tế, rửa chân các thánh, giúp đỡ kẻ khốn cùng và thực
hiện các việc từ tâm khác (1Tim 5,10). Nhưng cũng cần lưu ý điểm nầy: tất cả
những công việc đó thật ra là những bổn phận hằng ngày của bà với tư cách là
một nữ kitô hữu thông thường trước khi được qui chế công nhận. Khi đã được công
nhận, dĩ nhiên là sẽ tiếp tục chu toàn các việc thiện đó; nhưng việc nầy không
có nghĩa rằng những công tác như vậy phải được dành riêng cho bà do bởi qui chế
nầy, dầu qui chế đã làm cho bà khác biệt với quần chúng kitô hữu thông thường;
ngay cả việc cầu nguyện, thì đó cũng là sinh hoạt thiết yếu, cơ bản của bất cứ
kitô hữu nào. Ở đây, sự cá biệt của tước vị đã không hàm ngụ tính cách cá biệt
của chức vụ phải làm.
Ngoài
ra, nhiều chức vụ cần thiết cho cuộc sống cộng đoàn đã do nữ giới đảm đang,
nhưng không vì thế hàm ngụ việc đòi buộc phải có một tước vị, qui chế gì đặc
biệt phân cách họ với các phụ nữ kitô hữu thông thường. "Ở Jopppée, một bà
tên là Tabitha làm nhiều việc thiện và hay bố thí của cải, may áo dài, áo khoác
nhằm phân phối cho anh em (Cv 9,36-39). Maria, mẹ của Gioan Marcô, đã mở cửa
mời đón kitô hữu ở Giêrusalem hội họp trong nhà bà (Cv 12,12). Lydia,
người đàn bà bán tơ lụa quí giá tại thành phố Thyatire, nài ép thánh Phaolô và
các bạn đồng hành trú ngụ tại nhà mình . Ngoài
những việc phục vụ liên quan đến tài vật bên ngoài, các bà, như bà Tryphêna,
dường như còn tham dự vào việc loan truyền Phúc âm (Rom 16,12). Một phụ nữ
khác, bà Priscilla, lại cùng chồng chia sẻ tước vị cộng tác của thánh Phaolô
(Rom 16,3). Bà theo gót thánh Phaolô trên đường truyền giáo (Cv 18, 18-19) và
cùng chồng lo hoàn thành việc dạy dỗ cho Apollos (Cv. 18,24;19,1) .
Những
công tác các bà đã làm cũng quan trọng để đáng được xem là những thừa tác vụ
thật sự, dầu công tác đó không do một tước vị hay một qui chế nào rõ rệt phân
định. Những nữ trợ tá (= thừa tác viên phụ nữ) không hề thành lập một hàng giáo
sĩ, một hệ cấp riêng, nhưng hội nhập hài hòa vào trong cộng đoàn dân Chúa. Vì
thế, thư thứ nhất gửi cho Timothê,
khi ám chỉ đến những thừa tác viên phụ nữ, có thể so sánh với các vị trợ tế
(diakonoi), lại không cho họ một tước vị gì đặc biệt, nhưng chỉ nhắn nhủ họ
rằng "Các phụ nữ cũng thế, phải
chính đính, không đa ngôn ác khẩu, chừng mực và trung tín trong mọi sự"
(1Tim 3,11). Tuy nhiên, noi gương bà Phêbê, người bảo trợ cho các kitô hữu và
cho thánh Phaolô, cũng có thể có những bà đã đòi hỏi cho được một tước vị tá
viên, tước vị diakonos (XemRoma 16,1-2). Nhưng nếu đôi khi thừa tác vụ có gợi
lên sự trọng vọng, thì trong trường hợp nầy không có gì cho thấy bởi tước hiệu
đó những phụ nữ trên được nâng lên một cấp bậc tách biệt họ ra khỏi cộng đoàn.
Trong lúc đó, các nam trợ tế chu toàn chức vụ mình "được ở vào một hàng ngũ đáng trọng vọng" (1Tim 3,13);
một sự cân nhắc như thế, dường như không thấy có trong giới phụ nữ.
Cũng
phải lặp lại lần nữa rằng, ngay dựa vào các Thư
Mục vụ, trong trường hợp những chức vụ mà nam giới đảm đương, công việc
phục vụ vẫn quan trọng hơn tước vị danh dự. Nhưng, liên quan đến những chức vụ
do phụ nữ đảm trách, cần phải chân nhận có sự hiện hữu đó, ngoài ra không một
tước vị hoặc một đẳng cấp nào tương ứng đi theo. Về sự kiện nầy, tình trạng
được mô tả trong các Thư Mục vụ lại
khá tương ứng với tình trạng được giáo luật hiện thời nêu lên: "Nữ giới
hoàn thành nhiều chức vụ, tương tự như các chức vụ của nam giới, nhưng họ không
thể nhận những thừa tác vụ tương ứng được định chế hóa. Họ dễ dàng được phép
đọc Thánh thư trong Thánh lễ, phân phát Mình Thánh Chúa, nhưng không được phép
chịu chức đọc sách, hoặc chức giúp lễ . Nhưng,
hãy trở lại với bức thư thứ nhất gửi
Timothê. Trong đó còn đi xa hơn: dường như không những phụ nữ không được
mang một vài tước hiệu, mà họ lại còn bị cấm chỉ không được nhận một vài chức
vụ nữa; phụ nữ phải giữ im lặng, không được giảng dạy và ra luật cho đàn ông
(1Tim 2,12). Điều nầy xem ra mới lạ, mâu thuẫn với việc chúng ta biết về những
phụ nữ như Prisca hoặc Tryphêna. Huấn chỉ nầy, cũng như lời chỉ giáo trong thư
thứ 1Cor 14,34, dạy phụ nữ giữ im lặng trong công hội, đi ngược lại chứng cứ
của thánh Phaolô về những phụ nữ nói tiên tri (1Cor.11,5), và những gì chúng ta
biết được về các người con gái của Philippe (Cv. 21,9).
Không
thể chối cải được rằng sự kiện nầy dễ dấy lên một mối bất đồng giữa những người
kitô hữu.
Lý tưởng và thực tế trong những cộng đoàn kitô hữu đầu
tiên.
Vào thời
kỳ của các Thư Mục vụ, cũng không hề
thấy có giáo sĩ, cũng như không thấy có giáo dân, tuy nhiên bối cảnh lý tưởng
được Sách Công vu mô tả đã không còn
nữa. Việc bỏ chung của cải trước đây được nhấn mạnh, nay không còn thực thi
toàn diện và phổ biến rộng rãi. Tình trạng nầy giải thích một phần nào lý do có
những lời chỉ dạy liên quan đến việc trợ cấp của các bà góa. Rõ ràng đã có sự
phân biệt và chia cách giữa những người kitô hữu. Từ một cộng đoàn mà mỗi thành
phần tự coi nhau là thánh, chúng ta bước đến một cộng đoàn lưu tâm đòi hỏi sự
chính đính tốt lành của một vài phần tử; việc đó cho phép ta mường tượng suy ra
sự hiện hữu của các cấp độ của sự "tốt lành" nầy. Ngày trước dân Chúa
được chân nhận như một dân được chọn, được đãi ngộ đặc biệt, được chỉ định và
được tuyển lựa do tự ý thích của Thiên Chúa, thì nay giữa các cộng đoàn "Một vài phần tử bắt đầu sở đắc một
phẩm cấp đáng trọng vọng". - Ngày trước trong cộng đoàn dân Chúa, tất
cả đều là tư tế và được kêu gọi để dâng lên Thiên Chúa sự tôn thờ linh thiêng,
thì nay người ta bắt đầu hình dung sự tôn thờ linh thiêng đó trong kinh nguyện
ngày đêm của bà góa, như phải gắn liền với một qui chế. Hàng giáo sĩ chưa được
khai sinh ra, nhưng những chức vụ, những tước hiệu, những qui chế cá biệt đã
xuất hiện. Từ nay, cuộc sống cộng đoàn đã vạch ra những ranh giới giữa anh em
với nhau. Manh nha phát sinh một vài nhóm người chỉ bằng lòng với vai trò thụ
động. Những kẻ phàm phu -idiotai- ít tài cán, có thể vì chưa nhận lấy Chúa
Thánh Linh, hoặc không được những ơn ích biểu lộ tràn đầy ra bên ngoài - nên
được xếp ở vào một chỗ riêng trong công hội. Còn phụ nữ thì phải giữ miệng làm
thinh và không được giảng dạy, cũng như không được nhận những chức vụ điều
khiển. Phải chăng đó là dấu hiệu tiên đoán sự hình thành một tập thể kitô hữu,
thông thường và trước hết phải được định nghĩa như là một khối người tiêu cực
và thụ động?
Xem R. GRYSON, đã dẫn trang 21-25.