Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Hai quan điểm Giáo hội học khác nhau




Hai quan điểm Giáo hội học khác nhau

Nếu thu hẹp nội dung chữ giáo dân vào khuôn khổ của những kẻ đã được đánh giá là giáo dân, hoặc những kẻ tự gọi mình như thế, thì lịch sử của hàng ngũ nầy sẽ làm cho nhiều kẻ thất vọng. Tuy nhiên, còn có một phương cách khác để đề cập đến vấn đề nầy. Khi ta xem giáo dân là tất cả những kitô hữu không phải là thừa tác viên bàn thánh. Nói cách khác phải định nghĩa người giáo dân một cách rộng rãi và thời thượng hơn. Trong khuôn khổ nầy, để tránh việc cưỡng bức lịch sử, ta cần phân biệt hai thời kỳ. Thời kỳ đầu chấm dứt  vào cuối thế kỷ II. Bấy giờ không có một văn bản thần học nào liên minh cho việc phân chia những thừa tác viên bàn thánh và dân Chúa còn lại làm hai khối riêng biệt cả. Nếu cứ đưa bừa vấn đề giáo dân vào thời kỳ nầy, chắc chắn ta sẽ gặp phải tình trạng bóp méo lịch sử một cách giả tạo. Thời kỳ thứ hai bắt đầu từ thế kỷ thứ III, thời kỳ làm xuất hiện một kiểu mẫu giáo hội học khác.
Sự phân biệt giữa thừa tác viên bàn thánh và dân chúng xuất hiện và được liên minh bằng những chứng cứ như sau: - qua việc phong chức thánh phục vụ tế lễ, - qua mẫu mực tư tế Levi trong Cựu Ước hàm ngụ tương quan kinh tế đặc biệt giữa thừa tác viên bàn thánh và tín hữu, - và cuối cùng qua vai trò thanh tẩy của Thầy Cả Thượng phẩm do thái có quyền tha tội, bấy giờ  ý niệm hàng giáo sĩ được áp dụng để chỉ một nhóm thừa tác viên nhất định.
Những đường nét chính yếu của cơ cấu tổ chức Giáo hội vào thế kỷ thứ III hầu như giống với các cơ cấu nền giáo hội học đã chi phối sự phục hưng hàng ngũ giáo dân vào thế kỷ XX. Kể từ thế kỷ thứ III đến nay, mỗi lần nêu lên vấn đề vai trò giáo dân trong Giáo Hội, thì người ta cứ mãi áp dụng ý niệm giáo dân như là toàn khối kitô hữu không là giáo sĩ. Sự kiện đó khác với những gì đã xảy ra trong hai thế kỷ đầu tiên: Ngay từ lúc đầu, - tất cả các kitô hữu đều được gọi chung là "Kléros" dân riêng của Chúa, - không thể nói những chức vụ đa biệt hiện hữu vào thời nầy là giáo dân hay là giáo sĩ, - tất cả mọi người đều là thánh và là thành phần được tuyển chọn, - sự hợp thông của dòng giống kitô hữu, vượt lên trên những dị biệt của các chức vụ -, Vào đến thế kỷ thứ II, các thừa tác viên bàn thánh đã bắt đầu cấu thành một nhóm công tác đặc biệt, tuy vậy họ không tạo ra một ranh giới phân cắt cộng đoàn những kẻ đã chịu phép rửa làm hai, cũng không kẽ đường ranh qua một quan điểm thần học được minh định có qui mô. Suốt thế kỷ nầy, ý niệm về chức tư tế tác vụ không xung khắc với ý niệm về chức vụ tư tế phổ quát dành cho tất cả kitô hữu. Mặc dầu thánh Irênê đã cho rằng các vị niên trưởng là những vị thầy sở đắc ân huệ riêng về chân lý, thì ngài vẫn cho rằng tất cả các môn đồ của Chúa Kitô đều là thầy cả, và không một cá nhân nào đặc biệt có thể tự nhận mình là người duy nhất được quyền dâng lễ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét