Phụ nữ bị xếp đứng
ngoài lề nền thần học
về giáo dân
Cho đến
nay, chúng ta không bàn đến những thừa tác vụ của các giáo dân phụ nữ. Lý do là
vào thế kỷ thứ III, phụ nữ bị xếp đứng ngoài lề của sự phân chia giáo sĩ và
giáo dân. Các trinh nữ và bà góa là những tình trạng sống mà thôi. Các bà góa
được xếp cạnh với hàng giáo sĩ trong khuôn khổ kinh tế, vì các bà được cộng
đoàn nuôi dưỡng nhờ vào sự dâng cúng của giáo dân. Các bà có thể được trọng
vọng và có thể đảm trách các công tác từ thiện, nhưng không bao giờ các bà được
phong chức thánh và được xem là thành phần của hàng giáo sĩ. Mặc dù, bà góa có
chỗ ngồi riêng trong hội đường, được giao phó một phận vụ đặc biệt là đọc kinh
cầu nguyện, được những kẻ sám hối đến nghiêng mình, y như các linh mục, nhưng
các bà cũng bị cấm không được rửa tội giống như các phụ nữ khác. Như vậy, bà
góa không thể được xem là giáo sĩ và cũng không phải là giáo dân.
Tình
trạng mập mờ của bà góa chỉ có thể được xem là một biến cố nhất thời của lịch
sử. Trong quá khứ, qua các bản văn Tân Ước, phụ nữ hành xử các chức vụ bác ái,
đảm đương các công tác từ thiện, biến nhà mình thành nơi tụ họp của kitô hữu,
tiếp đón nuôi dưỡng các tông đồ, tham dự vào việc truyền bá Phúc âm, cộng tác
viên của Phaolô, và ngay cả giảng dạy mà không cần đòi một tước vị nào đặc
biệt, - hoặc một thừa tác vụ nào nhất định. Trong thư gửi Timothê, các bà chiếm
một vị thế có thể so sánh với vị thế của các "phó tế", nhưng không có
được một tên gọi đặc biệt nào dành cho họ, nhất là không thể tham dự vào một
"hàng ngũ trọng vọng", như các vị đồng sự thuộc nam giới. Mặc dầu các
phụ nữ đã đảm đương các phận vụ không thể chối cãi trong việc phục vụ cho cộng
đoàn suốt thời kỳ các thánh tông đồ, họ vấn đứng ngoài lề tiến trình xây dựng
phẩm trật Giáo hội, cũng như mãi đến thế kỷ thứ III, các bà sẽ đứng ra bên lề
của cơ chế giáo sĩ và giáo dân. Cho đến ngày nay, dầu phụ nữ được xem là giáo
dân, có thể hành xử chính những chức vụ của các nam giáo dân, nhưng các bà
không thể đạt được cùng một qui chế dành cho nam giáo dân trong khuôn khổ
"những thừa tác vụ giáo dân", mà Giáo Hội Công giáo muốn phục hồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét